Dịch vụ chuyển giá

Đối với các tập đoàn đa quốc gia hoặc các công ty liên doanh nước ngoài thì dịch vụ chuyển giá hoàn toàn không có gì xa lạ. Vậy chuyển giá là gì? Để làm một báo cáo chuyển giá cần những gì? NAV sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn

I. Thông tin chung về dịch vụ chuyển giá

Căn cứ pháp lý: Nghị định 132/2020/ NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

1. Chuyển giá là gì?

Chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn hay nhóm liên kết không theo giá thị trường, nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp của các tập đoàn hay của nhóm liên kết. 

2. Giá chuyển nhượng là gì?

Giá chuyển nhượng là giá nội bộ được dùng để trao đổi đầu vào nhân tố và sản phẩm giữa các chi nhánh hoặc bộ phận của một doanh nghiệp lớn. Nói một cách dễ hiểu là giá chuyển nhượng này chỉ dùng để mua bán, trao đổi, vay mượn giữa các công ty, doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết.

Giá chuyển nhượng phát sinh cho mục đích chuyển giá khi các bộ phận khác nhau của một hệ thống các doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lợi nhuận của chính họ. Khi các doanh nghiệp được yêu cầu giao dịch với nhau, giá chuyển nhượng được sử dụng để xác định chi phí. Giá chuyển nhượng thường không khác nhiều so với giá thị trường. Nếu giá cả khác nhau, thì một trong những thực thể gặp bất lợi và cuối cùng sẽ bắt đầu mua từ thị trường để có được mức giá tốt hơn.

Giá chuyển nhượng nội bộ cho phép Doanh Nghiệp có thêm quyền tùy nghi trong việc xác định giá sản phẩm, dịch vụ và có nguy cơ bị lợi dụng để thay đổi giá chuyển nhượng nhằm làm hại đối thủ cạnh tranh, ví dụ xác định giá để gây sức ép đối với doanh nghiệp là đối thủ không hợp tác. Các công ty đa quốc gia muốn tăng lợi nhuận của mình thường sử dụng giá chuyển nhượng nội bộ giữa các chi nhánh ở các nước khác nhau để chuyển phần lớn lợi nhuận sang các nước có mức thuế thấp.

Từ đó, phát sinh các quy định về giá chuyển nhượng đảm bảo sự công bằng và chính xác của giá chuyển nhượng giữa các thực thể liên quan hay các bên có quan hệ liên kết.

3. Mục tiêu chuyển giá

Để hiểu rõ mục tiêu chuyển giá là gì? Chuyển giá có mục tiêu gì? Cơ bản khái niệm chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Những hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả. Tại sao lại có những hành vi đó, giá tại sao có thể xác định lại trong những giao dịch với các bên liên kết:

  • Lợi nhuận;
  • Thuế;
  • Mục tiêu của từng doanh nghiệp;
  • Đánh giá hiệu suất của từng Doanh Nghiệp trong hệ thống;
  • Nhìn kỹ về thương mại quốc tế;
  • Chuyển lợi nhuận.

Có rất nhiều nguyên nhân để xác định giá, động cơ thay đổi giá, áp dụng chính sách giá không phù hợp với quy tắc về giá. Trong bài viết này, gửi tới các bạn 03 nguyên nhân chính:

Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các doanh nghiệp, cá nhân hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Từ đó họ hoàn toàn có bán hay mua bán hàng hóa, dịch vụ với giá mong muốn;

Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ liên kết gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục;

Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc xác định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại.

Từ các mục tiêu chuyển giá trên, dẫn đến việc chuyển giá có một ý nghĩa đối với các giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết

II. Dịch vụ lập hồ sơ chuyển giá (Báo cáo chuyển giá)

Báo cáo chuyển giá là gì? Báo cáo chuyển giá gồm những gì? Các lập báo cáo chuyển giá như thế nào? Sau đây, NAV xin chia sẻ với các bạn từng nội dung chi tiết như sau:

1. Báo cáo chuyển giá và vấn đề cần nắm rõ

1.1. Báo cáo chuyển giá là gì?

Báo cáo chuyển giá là gì? Báo cáo chuyển giá hay còn gọi là “Hồ sơ chuyển giá” hoặc “Hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết”. Về cơ bản báo cáo chuyển giá được hiểu là một tài liệu được trình bày theo yêu cầu của pháp luật (Cơ quan thuế, hải quan, ….) cho phép xác định, chứng minh giá trị thị trường của từng giao dịch của doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động mua, bán, trao đổi, vay, cho vay, ….giữa các bên có quan hệ liên kết.

1.2. Hồ sơ chuyển giá gồm những gì?

Báo cáo chuyển giá gồm những gì? Báo cáo chuyển giá (báo cáo giao dịch liên kết) gồm các hồ sơ, tài liệu, phân tích, so sánh nhằm xác định giá trị thị trường của các giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo đúng quy định của pháp luật.

Khi nào cần lập hồ sơ chuyển giá

Báo cáo chuyển giá hay hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết phải được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và phải lưu giữ, cung cấp cho cơ quan thuế khi có yêu cầu. (Theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP)

1.3. Chuyển giá có phải là trốn thuế?

Chuyển giá được tóm lược là các quy tắc và phương pháp định giá cho các giao dịch với các bên có quan hệ liên kết. Do những giao dịch liên kết xuyên biên giới có thể làm thay đổi thu nhập chịu thuế, các cơ quan thuế ở nhiều quốc gia có thể áp dụng những phương pháp xác định giá trong giao dịch liên kết khác với những phương pháp thông thường dựa trên giá thị trường giữa những doanh nghiệp độc lập. Thuế chuyển giá là số thuế, nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp khi phát sinh các giao dịch với các bên liên kết.

Chuyển giá là hành vi dẫn đến lách thuế, trốn thuế. Với các tập đoàn xuyên quốc gia, giao dịch liên kết là việc hết sức bình thường. Vì vậy cần làm rõ hoạt động chuyển giá như thế nào là đúng quy định, thế nào là chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận về nơi có chế độ thuế thấp hơn để lợi dụng tránh thuế.

Theo quan điểm của tôi, việc chuyển giá có phải là trốn thuế không? Hay còn hiểu theo nghĩa tiêu cực là thất thu nguồn thuế ở nước sở tại (Việt Nam). Nhưng nhìn nhận khác quan ở Việt Nam đang trong quá trình hội nhập toàn cầu, các giao dịch liên kết càng nhiều mà những quan điểm hay cách ứng sử về giao dịch liên kết chưa phù hợp sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc diện chung.

Chính vì vậy, việc chuyển giá hay định giá trị của các giao dịch với các bên liên kết như thế nào là phù hợp đúng quy định mới là điểm quan trọng. Không quy chụp tất cả các hành vi chuyển giá đều là trốn thuế, gian lận thuế.

2. Các hình thức chuyển giá

Hình thức chuyển giá là gì? Hình thức chuyển là phương thức, cách thức thực hiện nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Có rất nhiều cách thực thực hiện nhưng mục tiêu chuyển giá là làm chuyển giá lãi và chuyển giá lỗ.

2.1. Tăng giá trị tài sản góp vốn

Khi các doanh nghiệp đầu tư, các nhà đầu tư góp vốn bằng tài sản như máy móc, thiết bị và nhất là công nghệ.

Đa số các doanh nghiệp trong nước bị hạn chế về nguồn lực tài chính nên tham gia góp vốn chủ yếu, thường xuyên bằng Quyền sử dụng đất. Khi góp vốn bằng giá trị sử dụng đất thường bị đánh giá thấp, trong khi các loại máy móc thiết bị công nghệ do nhà đầu tư nước ngoài góp thường mang tính đặc thù, đã lạc hậu hoặc đã khấu hao hết (ở nước họ) nhưng do doanh nghiệp nội địa bị hạn chế về năng lực và trình độ thẩm định giá, thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu để so sánh, nên trong quá trình định giá, những máy móc thiết bị và công nghệ này thường bị đẩy cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó.

Mặt khác, cơ quan nhà nước xác định thuế trên cơ sở giá trị theo chứng từ hóa đơn (theo nguyên tắc giá gốc của kế toán) trong khi mà đối tác liên kết cung cấp nên giá trị máy móc thiết bị và tài sản cố định khác được nhập khẩu hoặc nhập vào vùng lãnh thổ khác trong cùng lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể được thỏa thuận định giá ở mức cao. Từ đó dẫn đến, chi phí khấu hao tài sản cố định loại này cũng cao hơn so với thông thường (nếu xác định theo giá thị trường)

2.2. Nâng khống giá trị của tài sản vô hình

Một trong những tài sản khó, không kiểm soát được giá trị thực của tài sản đó là tài sản vô hình. Ngoài việc nâng cao giá trị tài sản góp vốn còn tồn tài việc các doanh nghiệp góp vốn bằng: Phần mềm, bằng sáng chế, thương hiệu, công thức pha chế, …nhưng tài sản này góp vốn thường khó xác định đúng giá trị, dẫn đến việc giá trị tài sản được khống lên, tỷ lệ góp của nhà đầu tư tăng lên (thường là nhà đầu tư nước ngoài), qua đó tiếng nói, tầm ảnh hưởng của các nhà đầu tư này tăng lên.

Thông qua việc mua, bán nguyên vật liệu, thành phẩm: Hình thức thông qua việc mua, bán nguyên vật liệu, thành phần này khá đặc trưng. Nó làm giảm số thế phải nộp, thậm chí chuyển lãi thành lỗ trong rất nhiêu trường hợp. Hiện nay, có rất nhiều các công ty có quan hệ liên kết họ sẽ tìm, xây dựng một Doanh Nghiệp thứ 3 và thực hiện việc mua, bán này thông qua bên thứ ba này. Khi đó, cơ quan nhà nước, đối tác cũng khó có thể xác định được.

2.3. Nâng cao chi phí quản lý – hành chính và chi phí quảng cáo

Việc nâng cao chi phí quản lý và chi phí hành chính này dẫn đến việc gia tăng chi phí của doanh nghiệp. Không thể phủ nhận việc áp dụng kiến thức, trình độ của nước ngoài là nâng cao hiểu quả lao động nhất là đối với Việt Nam hiện đang là đất nước đang phát triển.

Việc nâng cao chi phí quản lý và hành chính này thông qua

  • Thuê người quản lý với mức lương, rất cao
  • Trả phí quản lý cho công ty mẹ;
  • Doanh nghiệp phải của nhân viên qua nước ngoài để đào tạo, học tập với chi phí rất cao

Chi phí quảng cáo được nâng cao, đây là một hình thức mà khá nhiều các công ty áp dụng. Và đặc biệt là các Doanh nghiệp FDI áp dụng nhiều. Hiện nay, với quy đinh chi phí quảng cáo ở nước ta hiện nay đang còn khá lỏng lẻo, chưa đủ để thắt chắt và kiểm soát các nguồn chi phí này. Điều này dẫn đến phát sinh các giảm chi phí, thua lỗ ảo,….

2.4. Thay đổi giá bán giữa công ty liên kết

Chuyển giá bằng việc thay đổi giá bán giữa các công ty có quan hệ liên hết với nhau thông qua việc xác định giá bán có sự sai lệch, khác rất nhiều so với giá cả thị trường của các sản phẩm giống, cùng loại. Điều này thường xảy ra khi các công ty bán sản phẩm thấp hơn cho các công ty nước ngoài và mua vào với giá cao hơn ở các công ty nước này. Dẫn đến việc chi phí tăng lên, doanh thu giảm xuống, làm cho giảm lợi nhuận, thuế TNDN giảm xuống (có thể từ lãi chuyển thành lỗ). Chi phí quản lý và hành chính

2.5. Vay và cho vay

Việc các doanh nghiệp trong mối quan hệ liên kết thường phát sinh các khoản vay, cho vay giữa các doanh nghiệp với nhau. Hình thức này hiện nay khá phổ biển để chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp.

III. Vì sao nên chọn Dịch vụ tư vấn chuyển giá tại NAV?

Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá Quốc Gia hiểu rõ tất cả các dịch vụ cần sự cẩn thận, chính xác trong từng nghiệp vụ phát sinh, cũng như giải quyết được tất cả các tình huống sai sót trong doanh nghiệp.

Một sai sót dù rất nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiều phiền phức cho doanh nghiệp, thậm chí có thể tìm ẩn hậu quả rất lớn trong tương lai.

Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá Quốc Gia đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

IV. Cam kết của NAV với khách hàng.

  • NAV luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về chuyển giá, kiểm soát hiệu quả những rủi ro liên quan đến giao dịch liên kết.
  • Đảm bảo tính chính xác tuyệt đối trong mọi nghiệp vụ phát sinh
  • Luôn hỗ trợ hết mình với khách hàng
  • Đảm bảo hoàn thành công việc đúng theo thoả thuận

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *